Địa chỉ : Tầng 7, 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

thời gian

8:00 - 20:00

hotline

033.555.1280

Phát hiện bệnh nguy hiểm qua dấu hiệu chậm kinh

  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Chuyên khoa Phụ sản I

B.s Nguyễn Thị Minh Cúc

(Cuộc gọi miễn phí 100%)

Chậm kinh hay trễ kinh được biết tới là tình trạng không hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Nếu hiện tượng chậm kinh xảy ra, nó là dấu hiệu cho thấy cơ thể của chị em đang có một vấn đề nào đó.
Theo bác sỹ Nguyễn Thị Lan Hương, chuyên gia sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi chị em phụ nữ không giống nhau, trung bình có thể dao động trong khoảng 21 đến 35 ngày. Trong đó, số ngày hành kinh kéo dài từ 3 đến 5 ngày, lượng máu kinh mất đi có thể từ 50 đến 100 ml. Trễ kinh là tình trạng người phụ nữ đã đến ngày hành kinh nhưng lại không thấy âm đạo ra máu. Khi có biểu hiện của chậm kinh, nó có thể chỉ ra cơ thể của chị em đang có sự thay đổi hoặc gặp phải các vấn đề nào đó liên quan đến bệnh lý. Chi tiết cụ thể như sau.

Nguyên nhân chậm kinh

  • Căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, làm nó dài hơn hoặc ngắn hơn, hoặc thậm chí là gây mất kinh. Tránh các tình huống có thể gây căng thẳng, tập thể dục với cường độ vừa phải và ngủ đủ giấc có thể giúp loại bỏ căng thẳng và duy trì vòng kinh đều đặn.
  • Tiền mãn kinh: Độ tuổi mãn kinh trung bình của chị em phụ nữ là 52 và được định nghĩa khi người phụ nữ không có kinh nguyệt trong ít nhất 12 tháng. Nhiều phụ nữ đã trải qua triệu chứng mãn kinh 10 đến 15 năm trước khi mãn kinh thực sự. Giai đoạn này được gọi là tiền mãn kinh và báo hiệu lượng estrogen bắt đầu có sự dao động. Giảm mức estrogen có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, khiến chị em phụ nữ bị chậm kinh hoặc mất kinh.
  • Trọng lượng giảm nhanh: Trọng lượng giảm có thể là nguyên nhân dẫn tới chậm kinh. Lý do bởi cân nặng giảm quá nhanh có thể làm thay đổi mức hormone estrogen, ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng bình thường.
  • Thừa cân/béo phì: Tương tự như giảm cân, thừa cân/béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến kinh nguyệt đến chậm hơn do làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.
  • Sử dụng phương pháp tránh thai nội tiết tố: Sử dụng phương pháp tránh thai nội tiết tố, bao gồm thuốc uống, miếng dán, thuốc tiêm, que cấy và vòng tránh thai có thể khiến cho người phụ nữ bị chậm kinh. Trong các loại thuốc này thường chứa estrogen kết hợp với progesterone, ở một số trường hợp, chúng khiến cho lớp niêm mạc tử cung mỏng đến nỗi không đủ để gây ra kinh nguyệt.
  • Mắc bệnh nội tiết: Việc mắc phải các bệnh nội tiết có thể là nguyên nhân dẫn tới chậm kinh vì nó làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Hội chứng buồng trứng đa nang là hiện tượng buồng trứng chứa nhiều các nang trứng nhỏ. Khi mắc phải, hàm lượng hormone sẽ tăng cao một cách bất thường, mụn trứng cá mọc dày, nhiều lông trên mặt và cơ thể, hói đầu kiểu nam và béo phì. Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chậm kinh.
  • Mang thai: Nếu chị em bị chậm kinh nhiều ngày mà trước đó có quan hệ tình dục không an toàn thì khả năng mang thai là rất lớn. Lưu ý, khả năng mang thai vẫn có thể xảy ra kể cả khi chị em áp dụng biện pháp tránh thai (tỷ lệ này thấp nhưng không phải không có). Để biết được có phải chậm kinh do mang thai hay không, chị em có thể sử dụng biện pháp thử thai tại nhà như dùng que thử thai. Chắc chắn nhất, chị em có thể đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kiểm tra thai.
Trên đây là những nguyên nhân thường gặp nhất gây chậm kinh cho chị em phụ nữ, để biết được một cách chắc chắn đâu là lý do khiến bản thân bị chậm kinh, chị em cần đến cơ sở y tế để bác sỹ hỗ trợ. Tại đây, các bác sỹ sẽ tiến hành:
1. Khai thác tiền sử bệnh lý và thăm khám lâm sàng cơ quan sinh dục.
2. Yêu cầu chị em thực hiện một loạt các xét nghiệm máu cần thiết để loại trừ dần các nguyên nhân gây chậm kinh. Bao gồm:
  • Thử thai. Đây là thử nghiệm đầu tiên để loại trừ hoặc xác nhận khả năng mang thai.
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp. Đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu nhằm xác định xem tuyến giáp có đang làm việc đúng cách hay không.
  • Kiểm tra chức năng buồng trứng. Đo lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) trong máu nhằm xác định xem buồng trứng có đang làm việc đúng cách hay không.
  • Xét nghiệm nồng độ prolactin. Nồng độ hormone prolactin thấp có thể là dấu hiệu cho biết có khối u tuyến yên.
  • Xét nghiệm nội tiết tố nam. Nếu chị em có nhiều lông ở mặt và giọng nói trầm xuống, bác sỹ sẽ kiểm tra mức độ hormone nam trong máu của bạn để xác định chị em có bị hội chứng buồng trứng đa nang hay không.
3. Kiểm tra hình ảnh. Tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng cũng như kết quả xét nghiệm máu, bác sỹ có thể đề nghị một hoặc nhiều phương pháp kiểm tra hình ảnh khác nhau như:
  • Siêu âm. Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm thanh để tạo hình ảnh của các cơ quan bên trong cơ thể. Trong trường hợp này, các bác sỹ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra cơ quan sinh sản nhằm phát hiện nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chậm kinh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp chụp X-quang từ nhiều góc độ khác nhau để tạo điểm cắt ngang của các cấu trúc bên trong. Chụp cắt lớp vi tính có thể cho biết tử cung, buồng trứng và thận của chị em có bình thường hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Chụp MRI sử dụng sóng vô tuyến điện với một từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh đặc biệt chi tiết các mô mềm trong cơ thể. Bác sỹ có thể chỉ định MRI để kiểm tra xem có khối u tuyến yên hay không.

Điều trị chậm kinh như thế nào?

Việc điều trị bằng phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh. Thông thường, có hai lựa chọn cho người bệnh là phương pháp nội khoa hoặc phương pháp ngoại khoa.
  • Phương pháp nội khoa: Phương pháp nội khoa là phương pháp các bác sỹ sẽ tiền hành đặt thuốc cho người bệnh. Đây là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong điều trị chậm kinh và căn nguyên gây chậm kinh. Thuốc được sử dụng có thể ở dưới dạng đường uống, bôi trực tiếp, nhét vào trong âm đạo.
  • Phương pháp ngoại khoa: Phương pháp ngoại khoa là phương pháp các bác sỹ sẽ sử dụng các thiết bị, dụng cụ y tế chuyên dụng để phẫu thuật cho người bệnh. Phương pháp ngoại khoa được áp dụng cho một số nguyên nhân gây chậm kinh như sự xuất hiện của u ở cơ quan sinh sản.
Lưu ý, việc lựa chọn địa chỉ điều trị chậm kinh rất quan trọng bởi nó chính là yếu tố quyết định tới hiệu quả điều trị bệnh của chị em. Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi hiện thuộc trong các cơ sở chị em Thủ Đô cùng các tỉnh thành lân cận có thể tin tưởng bởi cơ sở vật chất phòng khám khang trang, đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm, sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại với mức chi phí hợp lý, đúng theo quy định Sở Y tế. Đặc biệt, hiệu quả điều trị chậm kinh tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi luôn cao bởi các bác sỹ không chỉ áp dụng điều trị bằng phương pháp Tây Y mà còn đặt thêm cho người bệnh thuốc Đông Y thích hợp với tác dụng hỗ trợ điều trị, nâng cao khả năng miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ triệu chứng bệnh tái phát.
dấu hiệu chậm kinh
Mọi thắc mắc liên quan tới chậm kinh hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám từ xa, chị em có thể liên hệ tới số điện thoại đường dây nóng 033.555.1280, trò chuyện trên [Hệ thống Tư vấn Trực tuyến] tại website Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi.
Bác sĩ Nguyễn thị Minh Cúc: Bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa, với hơn 40 năm kinh nghiệm thăm khám bệnh và điều trị cho bệnh nhân

Bác sĩ Lê Đắc Hải: Bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa
Máy laser bán dẫn công nghệ cao: kích thích các tế bào da phát triển, giảm đau, phục hồi tổn thương hiệu quả.

Máy vật lý trị liệu tiền liệt tuyến bằng sóng ngắn: Tác dụng chống viêm, giảm sưng nề và máu tụ sau chấn thương, phẫu thuật, đặc biệt là giảm đau cục bộ.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Nguyễn Thị Minh Cúc

Bác sĩ chuyên khoa I - sản phụ khoa

Được đào tạo chuyên môn bài bản tại Học viện Quân Y

Lưu ý: "Phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại kết quả cao trong quy trình hỗ trợ chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Bị viêm âm đạo phải làm sao?

Bị viêm âm đạo phải làm sao?

Hỏi: Chào bác sĩ của Trung tâm tư vấn sức khỏe 115, tôi năm nay 28 tuổi và đang có dấu hiệu viêm nhiễm...

Bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường được không

Bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường được không

Chào bác sĩ, em đang mang thai ở tháng thứ 6, nhưng vùng kín gần đây có biểu hiện ngứa, khí hư ra nhiều...

Áp lạnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là như thế nào?

Áp lạnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là như thế nào?

Có nhiều phương pháp chữa viêm cổ tử cung lộ tuyến, bao gồm uống thuốc, đốt điện, áp lạnh, laser…Mỗi phương pháp sẽ có...

Phương pháp áp lạnh cổ tử cung có đau không?

Phương pháp áp lạnh cổ tử cung có đau không?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh lý phụ khoa khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Bệnh này có khá...

Áp lạnh cổ tử cung có ảnh hưởng gì không?

Áp lạnh cổ tử cung có ảnh hưởng gì không?

Bạn đọc hỏi: “Chào bác sĩ! tôi dự định sẽ sinh con vào cuối năm nay, nhưng thời gian gần đây tôi phát hiện...

Cảnh giác với bệnh xã hội khi vùng kín bị sưng

Cảnh giác với bệnh xã hội khi vùng kín bị sưng

Vùng kín không được chăm sóc đúng cách sẽ gây tổn thương, sưng vùng kín là một trong số đó. Tình trạng đến từ...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước